Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2019

TRẠM NGUỒN THỦY LỰC (BỘ NGUỒN THỦY LỰC)

Trạm nguồn thủy lực (bộ nguồn thủy lực)

Trạm nguồn thủy lực là phần tử quan trọng trong hệ thống thủy lực. Có chức năng chuyển hóa điện năng thành thủy năng, cung cấp dầu vào trong hệ thống thủy lực, giúp vận hành hệ thống. Trạm nguồn thủy lực được tích hợp hệ thống van điều khiển, qua đó tạo thành hệ thống mạch thủy lực, giúp đáp ứng nhu cầu sử dụng khác nhau.

Không giống trạm nguồn khí nén, thường phải nhập nguyên chiếc từ nước ngoài khách hàng không thể tùy chỉnh theo yêu cầu mà giá thành lại cao. Với trạm nguồn thủy lực, các linh kiện thủy lực được nhập về và tùy chỉnh theo yêu cầu của khách hàng. Do đó giá thành rẻ hơn nhiều và đáp ứng được các công việc đặc thù của việt nam

CẤU TẠO VÀ CÁC LƯU Ý TRONG CẤU TẠO BỘ NGUỒN THỦY LỰC

- Thùng dầu

Thùng dầu có nhiệm vụ là chứa dầu cho hệ thống và tản nhiệt cho dầu. Vì thế mà thể tích trong thùng dầu tùy thuộc vào lượng dầu chạy trong hệ thống, và nhu cầu tỏa nhiệt trong hệ thống

- Motor

Chức năng chuyển hóa điện năng thành cơ năng, tạo chuyển động quay cho bơm. Motor trong trạm nguồn thủy lực thường là motor 2 chiều, công suất của động cơ tùy thuộc vào lưu lượng của bơm và áp suất của hệ thống

- Bơm thủy lực

Bơm thủy lực được xem như là một trái tim của một bộ nguồn thủy lực, có nhiệm vụ hút và đẩy dầu di truyển trong toàn bộ hệ thống

Có 3 loại bơm thủy lực: Bơm cánh gạt, Bơm bánh răng, Bơm piston

Tùy vào nhu cầu sử dụng và giá thành, mà khi thiết kế trạm nguồn thủy lực chúng ta có lựa chọn các loại bơm cho phù hợp

Loại bơmLưu lượng(Q)Áp suất(P)Độ bền(t)
cánh gạtrất caothấptrung bình
bánh răngtrung bìnhtrung bìnhtrung bình
pistoncaorất caocao

- Hệ thống van

Hệ thống van giúp tạo bảng mạch thủy lực, qua đó giải quyết được các yêu cầu công việc khác nhau. Với trạm nguồn thủy lực, thì có 2 loại van bắt buộc có

Các loại van bắt buộc phải có

+Van1 chiều: chỉ cho dầu đi qua theo một chiều không có chiều ngược lại(bảo vệ bơm)

+Van an toàn: đảm bảo áp suất dầu chạy trong hệ thống luôn ở giá trị định mức (bảo vệ toàn hệ thống)

+Van phân phối(van tay và van điện): điều khiển dòng chảy trong hệ thống

Các loại van tùy biến trong từng trường hợp

+Van tiết lưu: dùng để điều khiển dòng lưu lượng

+Van chống lún: giúp xi lanh không bị trôi, lún bảo vệ xylanh

+Van khống chế hành trình: giúp điều khiển hành trình xylanh theo ý muốn...

-Các phụ tùng thủy lực khác:

Tùy theo hệ thống mà ta có thể lắp đặt thêm các phụ tùng tương ứng với trạm nguồn thủy lực

+ Mắt thăm dầu

+ Đồng hồ áp suất

+ Van khóa đồng hồ áp suất

+ Nút xả dầu

+ Nắp thùng dầu

Mong rằng với những chia sẻ về vấn đề bộ nguồn thủy lực là gì và những thông tin liên quan ở trên, phần nào giúp quý khách hàng có thêm những kiến thức hữu ích.

(Biên tập viên: Máy & thiết bị SUMAC, nguồn siêu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét